Thứ sáu, 19/04/2024|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử Trường Tiểu học Thanh Đức B huyện Long Hồ
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công tác nắm bắt và định hướng dư luận xã hội trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ngành Giáo dục

Thực hiện Kết luận số 100-KL/TW, ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc “đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội”, Hướng dẫn số 167-HD/BTGTW, ngày 26/12/2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện Kết luận số 100-KL/TW của Ban Bí thư và Chỉ thị 16-CT/TU ngày 6/5/2015 của Tỉnh ủy, Ngành GD&ĐT Vĩnh Long luôn quan tâm và xác định công tác nắm bắt và định hướng dư luận xã hội là nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện có hiệu quả việc triển khai và nắm bắt thông tin phản hồi việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách, quy định liên quan đến ngành vì vậy,  Sở đã tích cực phối hợp với các cấp, các ngành định hướng thông tin, dư luận cũng như tâm trạng, tư tưởng của CB,GV,NV  trong ngành, trong nhân dân; đồng thời phản ánh kịp thời cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự điều hành của chính quyền hoặc điều chỉnh sự chỉ đạo, điều hành của ngành.

Ngành GD-ĐT hiện có hơn 15.500 CBQL, GV,NV và hàng năm có từ 210 - 250 ngàn học sinh mầm non, phổ thông, trong đó từ 90 -150 ngàn học sinh THCS và THPT. Với số lượng đội ngũ đông và đặc thù nghề nghiệp cũng như đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học, thời gian qua, việc nắm bắt dư luận xã hội trong cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành và học sinh các trường THCS, THPT trên địa bàn có nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen nhưng ngành đã chủ động để thực hiện nhiệm vụ và có những kết quả khả quan bước đầu.

Ngành được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc nắm bắt thông tin, dư luận xã hội, giải quyết các vấn đề dư luận xã hội quan tâm đối với ngành giáo dục. Cụ thể, thông qua các buổi tiếp xúc với quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long, Hội đồng nhân dân các cấp, các đoàn giám sát, khảo sát của các ban HĐND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, MTTQ tỉnh… đã nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của CBQL, giáo viên, học sinh và nhân dân cũng như định hướng thông tin đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các đề án, kế hoạch phát triển GD&ĐT tại địa phương.

Được sự đồng hành của các cơ quan báo chí: Đài THVL, THQH, Báo Vĩnh Long và các báo chính thống khác đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tích cực thông tin tuyên truyền và phản ánh kịp thời các vấn đề của ngành và tư tưởng, tình cảm của đội ngũ đối với việc thực hiện nhiệm vụ và các vấn đề có liên quan đến chính sách, chế độ cho đội ngũ và học sinh để ngành có được thông tin, kịp thời định hướng tuyên truyền, tập trung giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền.

CBQL, GV, NV có trình độ chuyên môn, khả năng nhận thức khá tốt, khá đầy đủ về các vấn đề xã hội nên việc phản ánh thông tin tương đối chính xác. Công tác chỉ đạo, định hướng thông tin trong công tác tuyên truyền, truyền thông của ngành được triển khai thường xuyên trong đội ngũ và trong học sinh; công tác phối hợp giữa ngành GD với các ngành có liên quan tiến hành thường xuyên, chặt chẽ trong việc tập hợp, tuyên truyền và qua đó nắm bắt thông tin và dư luận từ học sinh đối với các vấn đề xã hội, học đường để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, định hướng cho các em có tư duy, suy nghĩ đúng đắn.

Nội dung và phương pháp tuyên truyền, vận động cũng như nắm bắt tâm tư, tâm trạng của GV, NV và của học sinh đa dạng, có nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục cũng như nắm bắt thông tin từ GV, NV phù hợp với điều kiện của từng trường:  thông qua các buổi họp của nhà trường, đoàn thể, sinh hoạt tổ chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn…; thông qua buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, giờ sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt đoàn, đội, các hoạt động trãi nghiệm và ngoài giờ lên lớp …

Tích cực ứng dụng CNTT trong công tác tuyên truyền, nắm bắt dư luận xã hội, các cấp quản lý giáo dục đã lập các nhóm trên mạng xã hội như: Zalo, Viber, Facebook theo các nhóm đối tượng. Thông qua các nhóm này, quản trị nhóm không chỉ nắm bắt thông tin, dư luận xã hội mà còn định hướng, tuyên truyền rất kịp thời và hiệu quả cũng như ghi nhận và báo cáo đề xuất cho cấp có thẩm quyền những vấn đề được dư luận quan tâm.

Tuy nhiên, công tác nắm bắt thông tin, dư luận xã hội, phản ánh và định hướng thông tin chưa được quán triệt một cách đầy đủ trong đội ngũ CBQL, giáo viên nên nhận thức về vai trò, chức năng của công tác này chưa cao và chưa được quan tâm tổ chức thực hiện một cách có bài bản. Đội ngũ CBQL, GV, NV chưa được tập huấn kỹ năng công tác tuyên truyền, nắm bắt thông tin để phản ánh cũng như tuyên truyền định hướng cho đội ngũ, học sinh nên hiệu quả chưa cao.  Việc nắm bắt thông tin, dư luận xã hội, ý kiến trái chiều chưa quan tâm nhiều mà chỉ chú trọng phản ánh một chiều (tuyên truyền, triển khai quán triệt) nên chưa nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ, đặc biệt là học sinh. Khi phát sinh thông tin, DLXH trái chiều thì chưa quan tâm giải quyết triệt để, không báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền, nhất là khi thông tin, dư luận xuất hiện ở trường, ở địa phương. Việc cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền, định hướng tuyên truyền trong ngành chưa đầy đủ, chưa kịp thời; hình thức thông tin và nắm bắt thông tin chưa đa dạng. Kênh thông tin, tuyên truyền và nắm bắt thông tin, dư luận về chủ trương, chính sách, chỉ đạo của ngành đối với phụ huynh chưa được quan tâm đúng mức, còn bỏ ngỏ nên chưa kịp thời nắm bắt tâm tư, tâm trạng của phụ huynh. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh trung học khá phức tạp vì vậy cần phải có các nội dung, hình thức tuyên truyền cũng như hình thức nắm bắt thông tin, định hướng thông tin phù hợp để giáo dục, nâng cao nhận thức cho các em.

Trong thời gian tới, ngành GD-ĐT sẽ tiếp tục phát huy những thuận lợi cũng như kết quả đã đạt được và khắc phục những khó khăn, bất cập để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, nắm bắt thông tin, dư luận xã hội trong ngành, cộng đồng xã hội đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tham mưu tốt cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến với đội ngũ CBQL, GV,NV, học sinh và phụ huynh một cách hiệu quả. Các biện pháp sẽ được tiến hành đồng bộ để tạo hiệu quả cao nhất, trong đó tập trung vào công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tăng cường công tác thông tin, truyền thông và nắm bắt thông tin, dư luận xã hội trong ngành và xã hội; đánh giá, chọn lọc thông tin, phản ánh và tích cực chỉ đạo, phối hợp để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức trong đội ngũ CBQL, GV và phụ huynh học sinh, học sinh, tích cực giải quyết các vấn đề đặt ra đối với địa phương và ngành hoặc tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND xem xét giải quyết; xây dựng đội ngũ công tác viên trong ngành, thường xuyên tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về công tác truyền thông, nắm bắt thông tin và dư luận xã hội cho đội ngũ, kịp thời cung cấp thông tin chính thống, mang tính định hướng làm cơ sở cho công tác truyền thông của ngành; tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền nắm bắt thông tin, dư luận xã hội trong ngành một cách bài bản, hiệu quả; quan tâm đến đặc điểm các đối tượng cần truyền thông để có nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt là học sinh./.

                                                                                                             T.T.N


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin Video
Tài liệu
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 1
Tháng 04 : 40
Tháng trước : 73
Năm 2024 : 867
Năm trước : 1.943
Tổng số : 21.240